Đạo Mẫu Việt Nam - www.dongaphu.vn
+ Chào mừng đã đến với forum dongaphu.vn

+ Bạn đang là Guest hãy đăng ký để bạn xem được link và hình ảnh của forum chúng tôi . Thủ tục đăng ký đơn giản mong bạn ủng hộ forum chúng tôi ! Thanks!!!

Đạo Mẫu Việt Nam - www.dongaphu.vn
+ Chào mừng đã đến với forum dongaphu.vn

+ Bạn đang là Guest hãy đăng ký để bạn xem được link và hình ảnh của forum chúng tôi . Thủ tục đăng ký đơn giản mong bạn ủng hộ forum chúng tôi ! Thanks!!!

  • chủ đề
  • bài viết
  • thành viên
Đạo Mẫu Việt Nam - www.dongaphu.vn

chương trình họp mặt lần thứ 4 " Giao lưu liên hoan diễn xướng hầu đồng & hát văn cổ truyền ,cội nguồn của những linh hồn bất tử " . Được tổ chức vào hồi 13h30' ngày 04/07 năm Quý Tỵ tức ngày 10/08/2013 tại Đền Cây Quế - Ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ - Cầu Giấy - Hà Nội .

Latest topics

Hongmac» Kính nhờ các thầy soi căn giúp conFri Oct 07, 2016 2:21 pm
Ky_trantruong» Cần người cùng tôi xác minhTue Jun 02, 2015 12:05 am
Ky_trantruong» nhờ thầy soi căn giùmTue Jun 02, 2015 12:02 am
Ky_trantruong» Thầy bảo con căn cô Chín,kính nhờ Đông Á Phủ xem giúp !Mon Jun 01, 2015 11:58 pm
Ky_trantruong» Nhờ Các Đồng Thầy Xem Giúp Căn DuyênMon Jun 01, 2015 11:54 pm
nanoboss» nhờ các thầy xem căn hộ conThu May 28, 2015 8:42 pm
lstranganh» nho cac thay xem can dum con voi a!Tue May 19, 2015 9:23 am
huynga1988» Kêu gọi từ thiện các bạn tại Hà Nội tới các cụ già tại trại phong HNWed Apr 29, 2015 8:53 am
yoyomumy154» moi nguoi cho e hoi voi ahWed Apr 22, 2015 6:37 pm
hihi96_12» kính mong các thầy soi căn giúp con Thu Mar 26, 2015 12:41 pm
 

Display results as :
 


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Trần Thái Tông (1218-1277) Empty Trần Thái Tông (1218-1277) Thu Dec 15, 2011 4:12 pm

DinhManh
Giới tính : Nam
Ngày Sinh : 21/10/1976
Status : Hanoi
bài gửi : 4
Points : 8
Tham gia : 23/11/2011

DinhManh
Thành viên

1Thu Dec 15, 2011 4:12 pm by DinhManh
TUỔI TRẺ VÀ CHÍ NGUYỆN HỌC ÐẠO

Trần Thái Tông lên ngôi vua hồi tám tuổi; từ đó về sau chỉ cư trú trong cung điện. Bìa tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam cho biết vua tự mình học Phật theo lời khuyên nhủ của Trúc Lâm quốc sư. Nhưng sức học Phật của vua đã đạt tới trình độ rất thâm uyên.

Những đau khổ nội tâm mà vua đã chịu đựng trong thời trai trẻ hẵn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy vua quyêt tâm học Phật và tu tập thiền đạo.

Năm Thái Tông lên 20 tuổi, hoàng hậu là Chiêu Thánh (Lý Chiêu Hoàng) mới 19 tuổi. Vậy mà Trần Thủ Ðộ ép Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh để cưới người chị của Chiêu Thánh là Thuận Thiên, là bấy giờ là vợ của anh mình là Trần Liễu. Thuận Thiên lại đang có mang. Sở dĩ Trần Thủ Ðộ làm như vậy là vì trong lòng nôn nao muốn Thái Tông có con ngay để đảm bảo sự liên tục của dòng dõi gia đình thống trị. Thuận Thiên đã có mang, nếu Thái Tông lập Thuận Thiên làm hoàng hậu thì chắc chắc trong vòng mấy tháng sẽ có được một người con. Hẳn nhiên là Thái Tông phản đối kịch liệt việc phải bỏ người yêu để cưới người vợ đã có mang của anh ruột. Nhưng Trần Thủ Ðộ có nhiều uy quyền quá, Thái Tông không có cách nào ngăn được ông ta. Chiêu Thánh bị giáng xuống làm công chúa. Công chúa Thuận Thiên, vợ của Trần Liễu, được lập làm hoàng hậu. Trần Liễu phẫn uất, liền dấy binh nổi loạn. Việc xẩy ra vào tháng giêng năm Bính thân (1236)[1].

Mang nặng tâm tình khổ đau và đối phó với tình trạng căng thẳng đó, người con trai hai mươi tuổi kia không thể nào chịu đựng được nữa. Vào mười giờ đêm ngày mồng ba tháng Tư năm ấy, vua bỏ ngai vàng ra đi, tìm lên đỉnh núi Yên Tử. vua đem theo bảy tám người tùy tùng, đi bằng ngựa. Vua nói rằng đi để nghe dự luận dân gian mà biết được lòng dân để bề trị nước. Sang sông, đoàn người đi về phía Ðông. Lúc ấy vua mới nói rõ ý định đi tu với mấy người tùy tùng và bảo họ ra về. Mọi người đều ngạc nhiên khóc lóc. Vào khoảng sáu giờ sáng hôm sau vua đến bến đò Ðại Than ở núi Phả Lại. Trời đã sáng, sợ người khác nhận ra, vua liền lấy vạt áo che mặt mà qua đò, rồi theo đường tắt mà lên núi. Ðến tối vua vào nghỉ trong chùa Giác Hạnh, đợi đến sáng lại đi. Chật vật trèo lội, núi hiểm suối sâu, con ngựa đã yếu không thể lên núi nữa, vua phải bỏ ngựa vịn vào tảng đá mà đi. Khoảng hai giờ trưa mới đến chân núi Yên Tử. Sáng mai, vua lên thẳng núi và vào tham kiến vị đại sa môn chùa Trúc lâm.

"Thấy Trẫm, quốc sư mừng rỡ. Người ung dung bảo trẫm: "Lão tăng ở chốn sơn dã đã lâu rồi, xương cứng, mặt gầy, ăn rau răm, nhai hạt dẻ, uống nước suối, vui cảnh rừng đã quen, lòng nhẹ nhàng như đám mây nổi, cho nên mới theo gió mà đến đây. Nay bệ hạ bỏ địa vị nhân chủ mà nghĩ đến cảnh quê mùa rừng núi, hẳn là muốn tìm cầu gì ở đây cho nên mới đến, phải không?" Trẫm nghe lời thầy hỏi, hai hàng nước mắt ứa ra, liền thưa với thầy rằng: "Trẫm còn thơ ấu, đã sớm mất mẹ cha, chơ vơ đứng trên sĩ dân, không có nơi nương tựa. Lại nghĩ rằng sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường, cho nên trẫm mới vào đây, chỉ muốn cầu thành Phật, chứ chẳng muốn tìm gì khác". Thầy đáp: "Trong núi vốn không có Phật. Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm lắng và trí tuệ xuất hiện, đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần đi tìm cực khổ bên ngoài" (bài tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam).

Ngày hôm sau, Trần Thủ Ðộ đem các quan lên núi Yên Tử đón vua về kinh. Vua nói: "Trẫm còn trẻ tuổi chưa cáng đáng được việc nặng nề, thì phụ hoàng đã vội lìa bỏ, sớm mất chỗ trông cậy, Trẫm không dám ở ngôi vua nữa mà làm nhục xã tắc". Thủ Ðộ nài nĩ hai ba lần vua vẫn không nghe. Thủ Ðộ liền bảo mọi người: "Vua ở đâu thì lập triều ở đó". Nói xong liền cắm nêu trong núi, nói rằng chỗ này là điện Thiên An, chỗ kia là gác Ðoan Minh, và sai người xây dựng. Thiền sư Trúc Lâm thấy thế mới tâu vua: "Xin bệ hạ hãy gấp về kinh sư, chớ để làm hại đến núi rừng của lão tăng". Vua bèn về kinh (Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư).

Thái Tông viết xong bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam: "Thấy Trẫm, Trần Công thống thiết nói: Tôi chịu lời ủy thác của tiên quân, phụng sự nhà vua trong việc làm chủ thần dân. Nhân dân đang mong bệ hạ như con đỏ trông đợi cha mẹ. Huống chi ngày nay các vị cố lão trong triều đều là họ hàng thân thích, sĩ thứ trong nước ai nấy đều vui vẽ phục tùng, đến cả đứa trẻ lên bảy cũng biết nhà vua là cha mẹ dân. Vả lại Thái Tổ [2]vừa mới bỏ tôi đi, hòn đất trên nấm mồ chưa ráo, lời dặn dò bên tai còn văng vẳng, thế mà bệ hạ đã lánh vào chốn núi rừng ẩn cư để cầu thỏa lấy ý riêng của mình, mà làm vậy thì được, nhưng còn quốc gia xã tắc ra sao? Nếu để lời khen suông cho đời sau thì sao bằng lấy thân mình làm người dẫn đạo cho thên hạ?" Hệ hạ nếu không nghĩ lại, quần thần chúng tôi cùng thiên hạ sẽ xin cùng chết cả trong ngày hôm nay, quyết không trở về".

"Trẫm nghe thái sư và các quần thần bô lão đều không chịu bỏ trẫm, cho nên mới đem lời thái sư mà bạch lại với quốc sư. Quốc sư cầm tay trẫm mà nói: Phàm làm đấng minh quân, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình,và tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ không về sao được? Tuy nhiên sự nghiên cứu nội điển xin bệ hạ đừng phút nào quên.

"Bởi vậy trẫm với mọi người trong triều mới trở về kinh, miễn cưỡng mà lại lên ngôi báu. Ròng rã trên 10 năm trời, mỗi khi có cơ hội nước nhàn rỗi, trẫm lại tập họp các bậc kỳ đức để học hỏi đạo thiền. Các kinh điển của các hệ thống giáo lý chính, không kinh nào là trẫm không nghiên cứu.

Như vậy là Trần Thái Tông đã tự mình học Phật, tuy thỉnh thoảng có nhờ đến sự chỉ giáo của các bậc kỳ dức trong Phật học giới. Các bậc kỳ đức này là ai? Ngoài Trúc Lâm quốc sư nhiều năm mới xuống núi thăm một lần, ta thấy có các thiền sư Tức Lự, Ứng Thuận và Ðại Ðăng, những người đang giảng dạy Phật Giáo tại kinh đô Thăng Long. Ta thấy có thiền sư Thiên Phong người Trung Hoa, người mà vua Thái Tông đã mời tới cùng các bậc kỳ đức trong nước tại viện Tả Nhai để cùng tham vấn Thiền đạo.

Tuy Ðại Ðăng là người được chính thức đắc pháp với Thiên Phong nhưng chính Thái Tông cũng đã được học nhiều của Thiên Phong. Thiên Phong là người thuộc thiền phái lâm tế. Thiền học của Trần Thái Tông sau này thấm nhuần rất sâu xâ tính chất thiền học Lâm Tế: điều này cho ta thấy ảnh hưởng của Thiên Phong nơi Thái Tông. Thái Tông học Phật có thầy và có bạn: những vị như Trúc Lâm, Tức Lự là thuộc về bậc thầy, trong khi những vị như Ðại Ðăng, Ứng Thuận và Thiên Phong là thuộc về hàng bạn. Sách Trần Triều Thiền Tông Bản Hạnh viết:
Hội thiện tri thức lại tham
Ích minh tông chỉ càng thâm lòng thiền
Sư trưởng là đại nhân duyên
Thiện hữu hộ giáo hộ quyền nam mô

Trong số đạo bạn của vua Thái Tông, có một vị thiền sư Trung Hoa tên là Ðức Thành từ Trung Hoa sang. Vị thiền sư này nghe nói đến thiền học của vua đã đến xin yết kiến. Sách Khóa Hư đã ghi lại một cuộc đối thoại của vua và Ðức Thành tại chùa Chân Giáo. Ðức Thành hỏi: "Thế Tôn chưa rời khỏi cung Ðâu Suất đã giáng sinh trong vương cung, chưa ra khỏi mẫu thai đã hoàn tất sự nghiệp độ sinh. Như thế là nghĩa làm sao?" Vua đáp: "Khúc sông nào còn nước thì khúc sông ấy có hình mặt trăng chiếu xuống: dặm hư không nào không bị mây che thì dặm hư không ấy lộ màu xanh da trời" (Thiên giang hữu thủy thêin giang nguyệt, vạn lý vô vân vạn lý thiên).


[theo thichnhathanh]

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết