Đạo Mẫu Việt Nam - www.dongaphu.vn
+ Chào mừng đã đến với forum dongaphu.vn

+ Bạn đang là Guest hãy đăng ký để bạn xem được link và hình ảnh của forum chúng tôi . Thủ tục đăng ký đơn giản mong bạn ủng hộ forum chúng tôi ! Thanks!!!

Đạo Mẫu Việt Nam - www.dongaphu.vn
+ Chào mừng đã đến với forum dongaphu.vn

+ Bạn đang là Guest hãy đăng ký để bạn xem được link và hình ảnh của forum chúng tôi . Thủ tục đăng ký đơn giản mong bạn ủng hộ forum chúng tôi ! Thanks!!!

  • chủ đề
  • bài viết
  • thành viên
Đạo Mẫu Việt Nam - www.dongaphu.vn

chương trình họp mặt lần thứ 4 " Giao lưu liên hoan diễn xướng hầu đồng & hát văn cổ truyền ,cội nguồn của những linh hồn bất tử " . Được tổ chức vào hồi 13h30' ngày 04/07 năm Quý Tỵ tức ngày 10/08/2013 tại Đền Cây Quế - Ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ - Cầu Giấy - Hà Nội .

Latest topics

Hongmac» Kính nhờ các thầy soi căn giúp conFri Oct 07, 2016 2:21 pm
Ky_trantruong» Cần người cùng tôi xác minhTue Jun 02, 2015 12:05 am
Ky_trantruong» nhờ thầy soi căn giùmTue Jun 02, 2015 12:02 am
Ky_trantruong» Thầy bảo con căn cô Chín,kính nhờ Đông Á Phủ xem giúp !Mon Jun 01, 2015 11:58 pm
Ky_trantruong» Nhờ Các Đồng Thầy Xem Giúp Căn DuyênMon Jun 01, 2015 11:54 pm
nanoboss» nhờ các thầy xem căn hộ conThu May 28, 2015 8:42 pm
lstranganh» nho cac thay xem can dum con voi a!Tue May 19, 2015 9:23 am
huynga1988» Kêu gọi từ thiện các bạn tại Hà Nội tới các cụ già tại trại phong HNWed Apr 29, 2015 8:53 am
yoyomumy154» moi nguoi cho e hoi voi ahWed Apr 22, 2015 6:37 pm
hihi96_12» kính mong các thầy soi căn giúp con Thu Mar 26, 2015 12:41 pm
 

Display results as :
 


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1ĐẠO MẪU  Empty ĐẠO MẪU Wed Jun 15, 2011 11:27 am

Đông A Phủ
Status : dongaphu.vn
bài gửi : 127
Points : 370
Tham gia : 01/05/2010

Đông A Phủ
Chủ Nhiệm

1Wed Jun 15, 2011 11:27 am by Đông A Phủ
I. Đạo mẫu của Việt Nam ta được kết hợp với đạo giáo và phật giáo
Trong đạo mẫu người ta thường thờ đức phật bà quan âm hoặc đức phật chuẩn đề nghìn tay nghìn mắt.
Về đạo giáo người ta thờ Tam giới thiên chúa tứ phủ vạn linh.
Tam giới thiên chúa là ba vị vua cai quản trên ba cõi trời là: Tiên giới, dục giới và sắc giới. Tam giới thiên chúa không phải là Tam giới ba cõi Thiên địa thoải hoặc “Thiên địa nhân”.
* Tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế gồm có:
+ Trên có vua cha Ngọc Hoàng cai quản vùng trời;
+ Dưới có Ngũ Nhạc Thiên Tề cai quản vùng núi;
+ Tiếp đến Thập Điện diêm la cai quản Địa Phủ;
+ Cuối cùng là Bát hải long vương cai quản thủy phủ;
Đó là hệ thống thần của Trung Quốc

II. Đạo mẫu của Việt Nam phải được hiểu theo phương diện đạo dành cho những “Linh hồn bất tử” luôn luôn sống và hiện hữu với con người tuy không thể thiếu yếu tố của trời của tam giới nhưng đạo mẫu lại tôn vinh con người chứ không phải là tôn vinh thế giới quyền uy của Tâm linh.
Đạo mẫu là sự bất tử của con người nghĩa là “Nhân vi chúa tể”. Con người là chúa tể của vạn vật “sinh nhân, sinh thiên, sinh địa, sinh phật, sinh thánh, sinh thần, sinh tiên”.
Vì vậy cái riêng của đạo mẫu rất đặc sắc và khác với các tôn giáo khác. Ngoài sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo Tam giáo thì đạo mẫu của Việt Nam đã tìm được một ý nghĩa riêng.
Ta thấy trong tục thờ mẫu như sau:
Thứ nhất Mẫu Liễu Hạnh: là người đứng đầu và có uy quyền nhất được mặc áo đỏ
Tiếp theo là mẫu đệ Nhị Na Bình công chúa mặc áo xanh.
Sau cùng là bà Thủy Tinh công chúa mặc áo trắng
Đó là toàn bộ hệ thống Tam tòa thánh mẫu.
Trong sách cúng ghi chép khác sự sắp xếp lại theo thiên địa thoải thượng. Nghĩa là: đứng đầu là bà Thanh Vân công chúa, tiếp đến Địa tiên Liễu Hạnh công chúa và thủy cung công chúa, sau cùng là Nhạc tiên công chúa. Nhưng đối với hình ảnh của linh hồn bất tử trong đạo mẫu thì bà Địa tiên là con trời là Thanh Vân công chúa, là huyễn tưởng và được huyền hóa thành bà Địa Tiên Liễu Hạnh công chúa.
Cái thứ 2: Đạo mẫu đạo của linh hồn bất tử được hiện hữu và tồn tại là chính những con người đang sống. Chính vì hai lẽ trên bà Thanh Vân cửu trùng công chúa được thờ tưởng vọng ngoài trời.
Bà Địa tiên được thờ chính cung trong hậu đường, vì bà mang ý nghĩa nhân vi chúa tể với sự bất tử là “Càn khôn hợp đức” là mẹ, là phật, là tiên, là nhân gian. Chính vì vậy bà có vị trí tối thượng trong đạo mẫu.
Chính vì đạo dành cho sự bất tử, sự tồn tại của nhân gian và sức sống, sự sáng tạo vật chất ái lạc trẻ hóa đoàn kết của con người Việt. Tác dụng của rừng của nước đối với đời sống nhân dân, không chỉ riêng dân ta mà là toàn thế giới.
Bà Nhạc Tiên thánh mẫu được xếp trong vị trí thứ hai trong đạo mẫu. Bà Thủy Tinh thánh Mẫu được xếp vị trí thứ ba trong đạo mẫu.
Mẫu thiên ở đây vừa là thiên vừa là địa là mẫu Liễu Hạnh (Sắc phong Đệ nhất Thiên Tiên).
Mẫu thượng là Na Bình công chúa.
Mẫu thoải là Thủy Tinh công chúa.

III. Sự huyền hóa của đạo mẫu với tòa Sơn Trang
Sơn trang còn có tam thập lục động, nghĩa là ba mươi sáu động sơn trang
Bát bộ sơn trang (tám bộ sơn trang) và 82 cửa rừng, 72 cửa biển.
Sơn trang có ba bà quản lý tối thượng nhất trong sơn trang. Sách cúng có ghi “Ba vị tối linh quyền hành một cõi”. Ba vị này là ai?
Thứ nhất: Thanh Sơn Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa Lê Mại Đại Vương
Thứ hai: bà Diệu Tín thiền sư Na Bình công chúa.
Thứ ba: bà Diệu Nghĩa thiền sư Quế Hoa công chúa.
Ở đây bà Na Bình công chúa là hình ảnh chuyển hoá vì vậy được thờ phối với tam toà Thánh Mẫu như vậy trong Sơn Trang Chầu bà Đệ Nhị Đông Cuông là người đại diện mẫu và chúa bà cai quản tam thập lục động thập nhị tiên nàng bát bộ sơn trang .
Đó là sự kết hợp hài hòa giữa người Kinh và người dân tộc, là sự hòa nhập với ý nghĩa Đất nước là của chung không phải của riêng, của người kinh hay của người dân tộc. Chúng ta cùng sống cùng trị vì non sông, dân ta cùng chia sẻ cùng thờ một thánh. Ý nghĩa đoàn kết sâu xa của tục thờ sơn trang thật huyền diệu và cao cả. Ở đó có cây rừng, muôn thú có mỏ vàng, mỏ bạc có hoa thơm trái ngọt, có muôn giống cây trồng và có hàng nghìn vị thuốc để cứu đời cứu người. Đó là sự cân đối giao thoa giữa trời và đất. Rừng núi giữ nước cho đất, che chở cho đất để con người dựa vào đất mà sống mà tồn tại và vĩnh hằng bất tử với trời xanh.
Đó là sự tôn vinh tinh thần dân tộc. Sớm hiểu ra giá trị cao cả của rừng của núi, ý nghĩa sống còn góp phần tồn tại đất và nước, cho con người luôn trẻ hóa và thanh xuân, sự cân bằng sinh thái giữa tâm và vật giữa con người với thiên nhiên.

IV. Đạo mẫu được thể hiện đặc sắc hơn khi ta thấy năm vị quan lớn hiện hữu trên ban công đồng
Năm vị quan được dân ta quan niệm là con trời giáng sinh nhưng không giáng sinh ngay xuống trần gian mà giáng sinh xuống thoải phủ. Qua đó đã cho ta hiểu được phần vị trí quan trọng của nước như thế nào đối với dân tộc. Các vị quan ấy đều từ nước mà lên, đều từ người cha của đất Việt của dân tộc ta mà ra.
Theo truyền thuyết 5 quan đều sinh ra và tồn tại thời vua Hùng, về lịch sử của năm quan thì còn chưa rõ. Chưa rõ bởi lịch sử viết một cách, đạo nói theo một kiểu và dân địa phương dùng theo nghĩa địa phương.
Trong Đạo Mẫu bất kể ở đâu đều chỉ có năm ông quan, năm vị quan này đại diện cho Thiên, Nhạc, Thoải, Địa, Nhân, đại diện cho năm phương nhạc phủ, đại diện cho ba cõi Thiên Địa Thoải, đại diện cho sắc màu phương vị. Vì vậy trong đạo mẫu không tồn tại thêm một vị quan nào khác.
Sự lầm tưởng bấy lâu của dân chúng là có quan Điều thất. “Đào tiên quan Điều thất” chính là đệ nhất thượng thiên tôn quan.
Chúng ta cũng thấy được xung quanh đền vua cha Đồng Bằng là cả một hệ thống đền phủ các quan. Đi ra ngoài ta thay đền quan đệ nhị, sang sông ta thấy đền quan tam, rẽ ra đường mười ta thấy đền quan đệ tứ, qua phà tranh ta thấy đền quan đệ ngũ.
Có những ý kiến cho rằng quan đệ nhất, đệ nhị là sự huyễn hoặc của dân ta nhưng không phải các vị đó đều là nhân thần là người Việt, được dân ta huyễn hoặc ra, được bất tử hóa với chính cái tâm của nhân dân.
Như vậy ta thấy được:
Quan đệ nhất Đào Tiên, quan Điều thất đại diện cho con người tâu đối Thượng Thiên và Trấn Nam mặc áo đỏ
Quan đệ nhị giám sát thượng ngàn đại diện cho con người, quản lý rừng núi muôn dân, tạo phúc thế gian. Trấn Đông phương mặc áo xanh.
Quan đệ tam: Tam Hoàng Thái tử đại diện cho con người, dưới thủy cung trấn Tây phương mặc áo trắng
Quan đệ tứ: Thiên Hựu Đại Vương khâm sai tứ phủ đại diện cho con người dưới cõi âm ti địa ngục. Xem xét việc duyên trần, nghiệp kiếp của thế gian trấn trung ương mặc áo vàng.
Quan đệ ngũ: Đệ Ngũ Tuần Tranh là vị quan chịu trách nhiệm tội phúc nhân gian, đại diện của con người trong ba cõi, kiểm duyệt tâu đối sớ sách về các phủ các tòa, thống lĩnh thiên địa binh, trấn Bắc phương mặc áo tím.
Văn “Tiếng oai hùng mời năm quan hoàng thái tử tuân sắc rồng trấn thủ 5 phương”
Sự sắp xếp của 5 quan lại theoTam tòa thánh Mẫu. Ta thấy sự hiển thị của quan đệ tứ và quan đệ ngũ, một vị quan làm việc ở cõi địa phủ và một vị quan làm việc ở cõi nhân gian. Đó chính là
“Thiên, Thượng, Thoải, Địa, Nhân”
Như vậy sự tách bạch của các cõi đối với đạo mẫu rất rõ ràng nhưng không lộn xộn, không xa rời Tam Tứ Phủ và nguyên lý Ngũ Hành. Đó là cái được trong đạo mẫu, là ý nghĩa văn hóa của dân ta. Không bị đồng hóa với văn hóa phương bắc mà ta dùng cái của ta, ý chí linh hồn ta đồng hóa lại văn hóa phương bắc.

V. Trong đạo mẫu ta thấy sự hiện diện của 12 vị Chầu bà, là những vị hóa thân của mẫu thiên thượng thoải, là những hình ảnh đời nối đời trong một xã hội và nó chứng minh cho sự thanh xuân trẻ hóa con người, đất nước.
Chầu bà thứ nhất Thượng Thiên là Bán Thiên công chúa: được thờ ở cây hương các đền phủ. Ngài là hóa thân của mẫu Liễu Hạnh.
Chầu bà đệ nhị Đông Cuông là hóa thân của mẫu đệ nhị, thay quyền mẫu, thay quyền chúa bà cai quản Tam Thập Lục Động, Bát Bộ sơn trang. Bà là một trong tứ phủ chầu bà Khâm Sai có vị trí rất quan trọng trong đạo mẫu
Chầu bà đệ tam là hiện thân của thánh mẫu đệ tam. Đời Lý có bà Mẫu Thoải ở Bắc Ninh, bà Vũ Nương ở Nam Hà. Đời Trần có bà bán nước, bà Châu Nương. Đời Lê Nguyễn thì tôn vinh mẫu Hàn Sơn Thanh Hóa.
Chầu bà đệ tứ là “Chiêu Dung công chúa” là tướng của Hai Bà Trưng.
Chầu bà đệ ngũ là công chúa đời Lý, tu trên suối Lân, phù giúp nhà Lê đánh giặc.
Chầu lục đời Trần, là hóa thân của mẫu Liễu Hạnh, bị giặc Nguyên hãm hại, bà tự vẫn giữ trọn khí tiết. Sau này bà hóa thân, phù giúp vua Lê đánh giặc và được phong là Lục cung công chúa hay Chúa lục cung nương.
Chầu bẩy là tướng của Hai Bà Trưng được phong là Tân la công chúa.
Chầu tám là tướng của Hai Bà Trưng được phong là Bát Nàn công chúa, Bát Nàn Đại Tướng Đông Nhung.
Chầu chín là hiện thân của mẫu Liễu Hạnh ở Sòng sơn Thanh Hóa.
Chầu mười là tướng của vua Lê Thái Tổ ở Đồng Mỏ Chi Lăng “Mỏ Ba công chúa”.
Chầu bé Bắc Lệ là hiện thân của mẫu thượng ngàn, là người con gái bị giặc Nguyên hãm hại nên khí tiết quên sinh. Sau này bà hiển linh phù giúp nhà Trần, nhà Lê.
Chầu cuối cùng là bản đền hoặc vị bản cảnh, chầu này trong số 12 chầu có khi được hầu ở trên hoặc ở dưới tùy theo sắc phong của vị chầu đó ở bản xứ.
Đó là mười hai vị chầu bà.
Trong 12 vị chầu bà này có 4 vị là Tứ Phủ Khâm Sai:
Chầu bà đệ nhị
Chầu lục cung
Chầu mười Đồng Mỏ
Chầu bé Bắc Lệ
Bốn vị này được cho là anh linh nhất hay hiện hữu với người trần gian nhất và cũng là bốn vị được sang khăn nhận đồng.
Chầu bà đệ nhị và chầu Lục cung là hai vị hầu cận bên cạnh mẫu thượng và chúa bà.

VI. Sau 12 vị chầu bà là 10 giá ông Hoàng
10 giá ông Hoàng theo dân gian thì các ông đều là con của trời giáng xuống thủy cung, con vua cha Bát hải và đầu thai lên trần gian để giúp đời qua các thời kỳ Lý Trần Lê và Lê Trung Hưng
Ông Hoàng Quận làm việc Thượng Thiên
Ông Hoàng Đôi làm việc Khâm Sai
Ông hoàng Bơ làm việc thoải cung Khâm Sai
Ông Hoàng Tư làm việc Tùy Tòng
Ông Hoàng Năm làm việc Nội Chính
Ông Hoàng Sáu làm việc Lục Bộ
Ông Hoàng Bảy làm việc Khâm Sai
Ông Hoàng Tám làm việc Lục Bộ
Ông hoàng Chín làm việc Nội Chính
Ông Hoàng Mười làm việc Khâm Sai
Như vậy ở đây ta thấy được có 4 vị Khâm Sai, 4 vị này đại diện cho 10 ông Hoàng, chấm lính nhận đồng được gọi là tứ phủ ông Hoàng.

VII. Sau 10 ông Hoàng là 12 giá cô
Cô có Thánh cô, Tiên cô, Chúa cô, Chầu cô nhưng tất cả được quy chuẩn với 12 vị Thánh cô
Cô cả Động Đình
Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thoải Cung
Cô tư Tây Hồ
Cô năm suối Lân
Cô sáu Trang Châu
Cô bảy Tân La
Cô tám Đồi Chè
Cô chín Cửu Tỉnh
Cô mười Mỏ Ba
Cô mười Một Bản Đền
Cô bé Bắc Lệ
Trong 12 thánh cô thì có 4 cô hầu cận mẫu và được mẫu cắt cử việc “chấm lính nhận đồng” ban tài phát lộc và thường xuyên biến hiện kiểm tra giám sát tội phúc nhân gian. Đó là:
Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thác Hàn
Cô chín Cửu Tỉnh
Cô bé Bắc Lệ
Được gọi là Tứ Phủ Thánh Cô

VIII. Sau 12 thánh cô là 10 giá thánh cậu
Cậu Quận
Cậu Đôi
Cậu Bơ
Cậu Tư
Cậu Năm
Cậu Sáu
Cậu Bảy
Cậu Tám
Cậu Chín
Cậu Bé
Mười giá cậu chỉ có 4 cậu hay về đồng và chuyên trách việc chấm lính nhận đồng đó là:
Cậu Quận
Cậu Bơ
Cậu Đôi
Cậu Bé

IX. Ta thấy trong trong đạo mẫu thờ các linh vật
Rắn, gồm (thanh xà và bạch xà), đó là sự hiện hữu của loài vật bất tử, loài vật luôn thanh xuân và trẻ hóa, nó còn là hình ảnh của nước, hình ảnh linh thiêng, là chúa tể của nước, nó hiển hiện trên rừng dưới biển.
Hổ (ông Hổ - 5 dinh quan lớn gồm có 5 ông hổ), được cho là chúa sơn lâm, lấy từ tích ông mãnh hổ là tôi thần của thổ địa và từ tích 5 ông mãnh hổ sinh ra ở Thanh Hóa về sau thành 5 tướng phù giúp đức Thánh Tản.
Sự hiện hóa của các linh vật, một là chúa rừng núi hùng mạnh,hai là sự bất tử lột xác thanh xuân và trẻ hóa. Là sự kết hợp rất vuông tròn và đồng ý nghĩa đã tao nên 2 chữ thiêng liêng “đất nước” và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn và cân bằng sinh thái.

X. Thông qua các giá trong đạo mẫu ta thấy được sự sắp xếp hài hòa tư trên xuống dưới
Mẫu à các quan à chầu bà à ông hoàng à cô à cậu.
Sự hài hòa này liên quan đến 1 chuỗi phả hệ. Được hiện hữu như một gia đình, mặt khác lại như một triều đình. Như vậy Đạo mẫu đã đồng hóa được Nho giáo và Lão giáo.
Đạo mẫu đã nói lên được cái gốc vững bền là gia đình hạnh phúc. Cái gốc của đất nước là Đức, cái Đạo của Trời Đất là hiếu sinh “Từ bi” là “ái lạc”.
Đạo mẫu đã khẳng định một chân lý mới, con đường mới cho tâm linh Việt nam và tâm linh thế giới. Đó là gì? Là “Từ bi” là “vô lượng” như đức phật là Huyền Hóa toàn năng như đấng Ngọc Hoàng vô thượng là nhân vi chúa tể, con người là chúa tể của vạn vật, là gia đình là xã hội. Một gia đình, một xã hội, “từ bi hỷ xả” “nhân ái” “trọn tình” “an lạc”.
Đạo mẫu thể hiện một tính chất đồng hóa các đạo, tạo nên một nét chấm phá, một chân lý, một ý nghĩa nhân văn mà sự tổng hợp đó là đạo Phật được hiện hóa như một người mẹ, người mẹ từ bi.
Đạo mẫu đã nói lên được sự vô thượng được triết lý cao siêu của nhà phật, nhà thánh đối với đạo là hòa nhập với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên cùng sống với thiên nhiên.
Đạo mẫu còn khẳng định được chân lý dân tộc, rèn luyện con người ý chí và trách nhiệm đối với dân tộc.
Đạo mẫu tôn vinh người phụ nữ, phá bỏ cố chấp là sự tiên phong của bình đẳng nam nữ.
Đạo mẫu là gốc của ngọn nguồn của tâm con người được nung nấu chính tâm của những con người đang sống, khơi dậy cho con người chân tính, “nhân chi sơ tính bản thiện”
Bằng những hình ảnh và những lý do trên “linh hồn bất tử” ra đời và nó không ngừng biến đổi để một ngày này đó trong dân gian hình thành nên đạo mẫu và hình thành nên đồng bóng.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết