Đạo Mẫu Việt Nam - www.dongaphu.vn
+ Chào mừng đã đến với forum dongaphu.vn

+ Bạn đang là Guest hãy đăng ký để bạn xem được link và hình ảnh của forum chúng tôi . Thủ tục đăng ký đơn giản mong bạn ủng hộ forum chúng tôi ! Thanks!!!

Đạo Mẫu Việt Nam - www.dongaphu.vn
+ Chào mừng đã đến với forum dongaphu.vn

+ Bạn đang là Guest hãy đăng ký để bạn xem được link và hình ảnh của forum chúng tôi . Thủ tục đăng ký đơn giản mong bạn ủng hộ forum chúng tôi ! Thanks!!!

  • chủ đề
  • bài viết
  • thành viên
Đạo Mẫu Việt Nam - www.dongaphu.vn

chương trình họp mặt lần thứ 4 " Giao lưu liên hoan diễn xướng hầu đồng & hát văn cổ truyền ,cội nguồn của những linh hồn bất tử " . Được tổ chức vào hồi 13h30' ngày 04/07 năm Quý Tỵ tức ngày 10/08/2013 tại Đền Cây Quế - Ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ - Cầu Giấy - Hà Nội .

Latest topics

Hongmac» Kính nhờ các thầy soi căn giúp conFri Oct 07, 2016 2:21 pm
Ky_trantruong» Cần người cùng tôi xác minhTue Jun 02, 2015 12:05 am
Ky_trantruong» nhờ thầy soi căn giùmTue Jun 02, 2015 12:02 am
Ky_trantruong» Thầy bảo con căn cô Chín,kính nhờ Đông Á Phủ xem giúp !Mon Jun 01, 2015 11:58 pm
Ky_trantruong» Nhờ Các Đồng Thầy Xem Giúp Căn DuyênMon Jun 01, 2015 11:54 pm
nanoboss» nhờ các thầy xem căn hộ conThu May 28, 2015 8:42 pm
lstranganh» nho cac thay xem can dum con voi a!Tue May 19, 2015 9:23 am
huynga1988» Kêu gọi từ thiện các bạn tại Hà Nội tới các cụ già tại trại phong HNWed Apr 29, 2015 8:53 am
yoyomumy154» moi nguoi cho e hoi voi ahWed Apr 22, 2015 6:37 pm
hihi96_12» kính mong các thầy soi căn giúp con Thu Mar 26, 2015 12:41 pm
 

Display results as :
 


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Đông A Phủ
Status : dongaphu.vn
bài gửi : 127
Points : 370
Tham gia : 01/05/2010

Đông A Phủ
Chủ Nhiệm

1Sun Jun 26, 2011 9:38 am by Đông A Phủ
Tứ phủ là bốn phủ: thiên phủ, địa phủ, thoải phủ, nhạc phủ.
Thiên phủ (trên trời) gồm 3 cõi vô sắc giới, sắc giới, dục giới. Cõi vô sắc giới là cõi tối thượng của thiên phủ, hoàn toàn thanh tịnh. Cõi sắc giới cai quản về vật chất. Cõi dục giới cai quản về nòi giống, tình dục. Mỗi một cõi đều có 1 vị vua cai quản. cai quản cả 3 cõi là vua cha Ngọc Hoàng.
Địa phủ (dưới âm phủ) gồm thập điện cai quản âm phủ và 18 tầng địa ngục, mỗi điện có 1 vị Diêm Vương cai quản. Các điện đều có các quỷ thần phục dịch.
Thoải phủ (dưới nước) gồm cửu giang tứ hải nghĩa là 9 sông 4 biển, có 8 vị cai quản gọi vị là bát hải Long vương.
Nhạc phủ (mặt đất, phương vị, trên núi) gồm 5 phương 8 hướng, có 5 vị Nhạc phủ cai quản 5 phương.

Tam giới thiên chúa, tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế
Tam giới thiên chúa là 3 giới thiên phủ như trên.
Tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế là tất cả vị vua các phủ như trên. Vua cha Ngọc Hoàng đứng đầu cai quản cả Tứ phủ. Tứ phủ là hệ thống thần của Trung Quốc.

Tam giới
Là 3 cõi “Thiên Địa Nhân”, gọi tắt Thiên là tất cả các chư thần tiên của Tứ phủ, Địa là âm ti địa ngục ma giới, Nhân là con người trần cõi dương gian nhạc phủ.

Tam phủ
Gồm thiên - địa - thoải, ý nghĩa như trên.

Sự chuyển biến của đạo Phật, đạo thần tiên sang đạo Mẫu Việt Nam:
Với đạo Phật là Quan âm bồ tát đến Việt Nam là Mã vàng bồ tát cộng với Diệu tín thiền sư, Diệu nghĩa thiền sư.
Với đạo thần tiên, Ngọc Hoàng của Trung Quốc đến Việt Nam là Đức thánh Tản, Đức thánh Trần thay quyền vua cha cai quản Tam giới đất Nam.
Mẫu Cửu trùng đông cung vương mẫu của Trung Quốc đến Việt Nam là Cửu trùng Thiên Thành công chúa, Lục cung đô thống công chúa, là con của vua cha Ngọc Hoàng và bà Cửu trùng vương mẫu.
Mẫu Tây cung còn là Mẫu địa đứng trên quả cầu của Trung Quốc đến Việt Nam là Hậu thổ phu nhân nguyên quân thần nữ thần, sau này là bà Địa tiên Sòng Sơn Liễu Hạnh công chúa.
Mẫu nhạc phủ là phu nhân của các vua nhạc Trung Quốc đến Việt Nam là bà Na Bình công chúa, con Đức thánh Tản.
Mẫu thoải cung của các vua Long vương Trung Quốc đến Việt Nam là con gái của vua cha Bát hải Động Đình, vị vua thứ 8 cai quản hồ Động Đình Trung Quốc.

Như vậy trong đạo Mẫu không nói đến phu nhân của địa phủ mà chỉ nói đến Mẫu địa tương ứng với Trung Quốc vừa là thiên vừa là địa. Vì vậy Mẫu của Việt Nam cũng được thống nhất vừa là thiên vừa là địa. Bà chúa Liễu Hạnh quy Phật đắc đạo thánh bồ tát, là hàng Phật, hàng tiên, hàng thần và nhân. Bà có đủ yếu tố đứng đầu trong đạo Mẫu Việt Nam và đứng thứ hai trong Tứ bất tử. Thị hiện như của Trung Quốc, vua cha Ngọc Hoàng là dương, là cha, là trời, Cửu trùng vương mẫu là mẹ, là đất. Việt Nam Đức thánh Tản là cha, là thay trời, Mẫu Liễu là mẹ, là thay đất. Vì vậy, trong đạo Mẫu, Thiên Địa là một. Mẫu thượng ngàn thứ hai, Mẫu thoải thứ ba.

Dòng dõi của thần và dân Việt Nam ta là dòng con rồng cháu tiên, nghĩa là cha ta ở dưới nước thuộc phủ thoải, mẹ ta ở trên rừng thuộc phủ nhạc. Các vị thần của Việt Nam cũng được sắp xếp theo ý nghĩa đó. Ta thấy như ở trên, Mẫu thượng xếp trước Mẫu thoải, đó là sự sắp xếp ngược trong Tứ phủ. Nhưng nếu lấy đạo Mẫu làm gốc thì Mẫu thượng là dòng của mẹ sau mới đến Mẫu thoải là dòng của cha. Đó cũng là từ đời thượng cổ, sau này dựa trên cơ sở đó, đạo Mẫu phát triển phối hưởng thêm Mẫu thiên địa cho toàn vẹn.
Sự sắp xếp trong Tứ phủ lấy Phật làm chân lý, lấy Tứ phủ làm luân lý, lấy Tam tòa thánh Mẫu làm đường đi tạo nên 1 hệ thống bất tử dòng nối dòng, thay quyền thiên địa tứ phủ khâm sai quản lý thần dân cõi Việt. Vì vậy trong đạo Mẫu các vị thần thánh đó là có thật, là những anh hùng có công dựng nước giữ nước, khai hóa con người, nghĩa là nhân sau thành thần thành thánh được huyền háo là con trời hạ giáng xuống thoải phủ và đảo sinh lên trần gian thành đạo. Ở đây ta thấy rất phù hợp với sự toàn quyền của trời đất và sự huyền hóa bám sát vào ý nghĩa “con rồng cháu tiên”, con của Cha lên giúp đỡ bảo vệ chúng sinh, con cháu của Mẹ.

Trong cúng thì lại tách bạch theo bốn phủ. Cúng Phật phải cúng trời đất trước, nghĩa là cha mẹ là phủ thiên và nhạc, sau mới đến địa phủ và thoải phủ. Cúng Tứ phủ hoặc khoa cúng Mẫu thì cúng thiên – địa – thoải – nhạc. Các vị vua cha cúng theo Tứ phủ của Trung Quốc, các vị Mẫu thì cúng tách bạch nhưng cũng không có Mẫu địa phủ của phủ địa mà là Mẫu cai quản đất, là “khôn”, sau đến Mẫu thoải, Mẫu nhạc. Ở dây Mẫu nhạc ở cuối vì đã có bà Liễu Hạnh là vị tổng của các phủ là thiên, là địa, là nhạc. Sự kết cấu này vẫn bám sát theo lối thời cổ là đạo chỉ có 2 vị Mẫu thượng và thoải nhưng sự xắp sếp trong Tam tòa lại không theo Tứ phủ, bà Thượng thiên được thờ ở cây hương, bà Địa tiên được thờ ở giữa là Mẫu Liễu Hạnh, bà Thượng ngàn đứng thứ hai, bà Thoải cung đứng thứ ba trong nội cung Tam tòa thánh Mẫu.

Sự sắp xếp các Quan và các Chầu bà lại là đặc tính của Việt Nam. Các Quan xếp theo thiên – thượng – thoải – địa. Ở đây ta không được hiểu sang theo Tứ phủ của Trung Quốc như thiên phủ quản lý thiên phủ… mà ở đây là quan thượng thiên quản lý bầu trời của đất Nam và là người đại diện của cõi Nam trên trời, các vị quan khác cũng như vậy, riêng phủ đệ tứ thì là Khâm sai kiểm soát cả bốn phủ và quan lớn Tuần đại diện cho “nhân vi chúa tể”. Năm vị quan này mang đủ yếu tố của Tam giới thiên chúa, quan Đệ nhất đi tu cõi tiên, quan Đệ nhị tài lộc cõi sắc, quan Đệ tam nhân sinh cõi dục, quan Đệ tứ tổng 3 cõi ngoài ra cũng thị hiện cả về mặt Tứ phủ và về Năm phương nhạc phủ, đủ cả yếu tố phật – tiên – nhân, rất bám sát vào đặc tính của dân tộc thời thượng cổ. Các vị chầu bà được sắp xếp như các quan nhưng không xa rời nguyên lý của Trung Quốc là có 12 bà tiên – bà mụ nên ở Việt Nam có 12 bà tiên chúa – tiên chầu. Như vậy là Việt Nam ta có thần riêng thánh riêng Phật riêng để khẳng định sự độc lập tự tôn dân tộc.

Đạo Mẫu chỉ dành cho người sống không dùng cho người chết. Tất nhiên là đạo nào cũng dành cho người sống nhưng đạo Mẫu lại trực tiếp độ người sống mà không trực tiếp độ người chết. Vì lẽ đó đạo Mẫu chỉ mở phủ cho người sống, không mở phủ cho người chết, nên cúng phả độ cho người chết thì phải cúng Phật và Tam phủ là chính. Đối với người sống cúng Mẫu là chính. Tuy đạo Mẫu lấy cái chết nhưng đó là cái chết bất tử và hiện hữu, vì vậy những người trẻ thường được quy vào đạo Mẫu. Ngôn từ dùng chỉ công đồng thánh mẫu là “mẫu”, “chúa”, “chầu” nhưng khi đạo mẫu kết hợp bà chúa Liễu tức mẫu Liễu Hạnh thì đạo Mẫu sắp xếp theo cấp sắc rõ ràng hơn tránh lộn xộn mẫu chúa chầu. Tuy nhiên tùy địa phương vẫn gọi các vị đó là Mẫu. Vì vậy trong đạo Mẫu của ta có cái chung cái riêng, cũng như chữ Hán ta phát triển ra chữ Nôm.

Ngoài ra đạo Mẫu của ta còn lấy theo Tứ bất tử của Việt Nam được sắp xếp trong kinh “Quang minh tu đức” là Đức thánh Tản, Mẫu Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử, Đức thánh Gióng. Ở đây có đầy đủ 3 yếu tố thiên địa thoải nhưng có 1 cái khác là Đức thánh Tản được phát triển theo nhà Trần, sau này chỉ có con gái và các bộ tướng được phát triển theo mẫu Liễu Hạnh tức là theo đạo Mẫu hiện nay; Mẫu là chúa, chầu, tiên cô; Chử Đồng Tử là các Quan, ông Hoàng; Thánh Gióng là các cậu.

Đôi lời cùng độc giả
Đạo mẫu là phong cách riêng của dân tộc Việt Nam, nếu biết thống nhất quy định và thể hiện quan điểm rõ ràng với đạo Mẫu thì đạo Mẫu sẽ xứng tầm quốc tế:
Thứ nhất, nếu để đạo Mẫu theo kiểu xô bồ thả lỏng như hiện nay và không có hướng nghiên cứu rõ ràng thì đạo Mẫu ngày càng trở thành mê tín dị đoan và hủ tục. Không nên cấm đồng bóng, ta nên quy chế phối hợp với phương thức đồng bóng cổ tạo ra quy định cho đồng bóng.
Thứ hai, quy chế rõ ràng về tổ chức, về đồng bóng, về số lượng tài chính, về số lượng lộc để giảm thiểu về kinh tế.
Thứ ba là quy chế rõ ràng có nghiên cứu cương mục các điều khoản, cam kết của các nhà bói toán, ngoại cảm về tâm linh. Muốn được như vậy phải hiểu biết phong tục tập quán và phải theo hướng tùy tâm có quy định bám sát vào hầu bóng cổ truyền, thực sự là người hành đạo.
Thứ tư là các cơ sở hành lễ tâm linh phải có báo cáo đăng ký rõ ràng, có sự giám sát chặt chẽ giữa cơ sở và người dân, các cấp chuyên quản và chính quyền địa phương, có quy chế nội quy yêu cầu thực hiện đúng.
Thứ năm, tâm linh đạo Mẫu là lòng tín ngưỡng của nhân dân nhưng phải có sự nghiên cứu chặt chẽ và quy định một cách tôn trọng, hiểu biết tín ngưỡng, phù hợp cân bằng giữa cái cổ và cái kim, giữa lòng tín ngưỡng và vật chất, điều quan trọng là không làm mất đi tính phong cách văn hóa nghệ thuật tâm linh.

Trên đây là những ví dụ và ý kiến của tôi. Tất nhiên nói thì dễ mà làm thì khó, nhưng tôi thiết nghĩ chúng ta đặt ra khó để có sự quyết tâm làm, chứ không phải khó để chùn bước thả lỏng làm bừa như hiện nay. Tôi ví dụ như một số lễ hội tổ chứ thi đồng làm nhân dân và thanh đồng trong lễ hội rất phẫn nộ, người xem chỉ là hiếu kỳ và coi trọng tính chất có tổ chức mà thôi. Những người ngồi chấm thi thì không hiểu biết về phong cách trang phục, lề lối, phép tắc. Tôi xem những người đó ở ngoài cũng như ở trong băng đĩa được giải nhất, được trao tặng này nọ nhưng thật ra các vị đó, theo đồng bóng gọi là “đồng cua, đồng ốc” và theo biểu diễn thì thuộc loại nghiệp dư. Thà rằng mời đoàn chèo về biểu diễn còn hơn. Tôi nghĩ rằng một là chúng ta phát triển theo phong cách nghệ thuật biểu diễn, hai là chúng ta phát triển theo ý nghĩ tâm linh. Tuy nhiên, có thể tự cho là hơn về phong cách đối với nghệ thuật nhưng đối với ý nghĩa tâm linh thì phải cực kỳ khuôn khổ. Không phải trong đồng bóng không có quy định, tất cả được đúc kết bằng câu “lính có công, đồng có phép”. Vì vậy các vị cần phải lấy cái “công” cái “phép ” đó để mà bám sát nghiên cứu.

Hiện nay dân trí con người rất cao nhưng sự hiểu biết về văn hóa tâm linh rất mù quáng, không chỉ về đạo Mẫu mà cả về đạo Phật và các đạo khác khiến một số kẻ lợi dụng lòng tin và cơ chế pháp luật thực hiện những chuyện buôn trời bán phật, buôn thần bán thánh, làm ra không ít sự tan cửa nát nhà của nhiều gia đình. Từ sự hỗn độn đảo điên kém hiểu biết trong tâm linh khiến tâm linh trở thành thời rất thịnh nhưng tồn tại trong đó sự “mạt pháp”, suy thoái phẩm chất, văn hóa một cách trầm trọng, đáng báo động. Tâm linh là một phần tồn tại song hành với duy vật trong con người khi hình thành con người cũng như âm dương – âm dương phải cân bằng thì vạn vật sinh sôi. Trong con người cũng vậy, âm dương cân bằng thì khí huyết mới lưu thông. Trong ý thức cũng vậy, vật chất và tâm linh phải tương xứng thì ý thức mới tư duy ổn định.Sự vận dụng ý thức tâm linh và ý thức vật lý sẽ tạo nên sự tương đồng, khi đã có sự tương đồng cân bằng thì sự phát triển của tâm, của vật chất sẽ hoàn toàn đạt được đỉnh cao chân thiện mỹ.

Tôi thấy rằng chúng ta phải có một môn khoa học tâm linh thực sự chứ không phải giảng dạy về hình thái của các tôn giáo, mà nên giảng dạy bám sát vào ý thức tâm linh dân tộc, ý thức đó tồn tại trong mỗi con người của dân tộc Việt Nam và toàn thế giới. Lối giảng dạy nghiên cứu chuyên sâu theo triết lý để dành cho những vị học đạo rồi giảng dạy theo lối học để biết thì quá sơ sài, trong đó không kết hợp được sự thực hành tư duy ý thức tâm linh dân tộc khiến những người rất có trí thức lại rất mù quáng về tâm linh, đặc biệt về tâm linh dân tộc. Những phong tục gắn liền với tâm linh như lễ hội đình chùa miếu mạo đền, gia tiên, ma chay, cưới hỏi,… không được chú trọng, các bài cúng Nôm – Hán gia tiên không được ví dụ mà chỉ giảng dạy bằng lý thuyết cao siêu. Những lý thuyết này hoàn toàn là duy tâm. Phải có sự biện chứng và chứng thực, còn những vấn đề để cải biến, duy trì vốn cổ của tâm linh ngay tại dân tộc mình thì lại không có. Chính sự không hiểu biết này khiến cho cả một hệ thống trí thức đến người dân dần dần mất đi và không hiểu biết đến tâm linh, tạo nên sự tranh cãi ở các gia đình, nhà đám, các lễ hội như một mớ bòng bong và một "cục" không ra đầu không ra cuối.

Các nhà chuyên quản tạo quy định và quy chế cũng rất chung chung như phù hợp với phong tục tập quán tại địa phương, đơn giản tiết kiệm… nhưng phong tục tập quán địa phương là gì? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm giảng giải cái phong tục tập quán này. Trên thì không quy định rõ, dưới mặc kệ thì tất phải lộn xộn. Nếu như dựa vào quy định trên của từng làng xóm hợp lại với chính quyền địa phương đưa ra quy định rõ ràng giảm những hủ tục không cần thiết nhưng khốn nỗi phong tục tập quán hiện nay đến người 60 tuổi sinh sống tại đó còn lờ mờ thậm chí không biết thì làm sao mà quy định được. Chính vì chúng ta không tổng kết cái chung của phong tục tâm linh Việt Nam nên chúng ta không có điểm dựa để phát triển cơ bản bền vững.



Được sửa bởi xuantu ngày Fri Dec 02, 2011 3:26 pm; sửa lần 1. (Reason for editing : chính tả, trình bày)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết